#Mụn Ẩn Ở Má: Nguyên Nhân, Cách Trị Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
30/03/2025
Nội dung bài viết:
Mụn ẩn ở má hình thành do dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và làm mất cân bằng hệ vi sinh trên da. Trong bài viết này, Décaar sẽ giải đáp về nguyên nhân và cách điều trị mụn ở má một cách an toàn, hiệu quả.
Hình ảnh: Mụn ẩn bên má
1. Mụn ẩn ở má là gì?
Mụn ẩn ở má hình thành do dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông mà không được làm sạch, tạo nên những nốt mụn ở dưới da. Không giống các loại mụn khác, mụn ẩn nằm sâu trong nang lông và không tự biến mất nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu không được xử lý sớm, mụn ẩn có thể tiến triển thành mụn viêm, gây đau nhức và dễ để lại sẹo.
2. Tại sao xuất hiện mụn ẩn 2 bên má
2.1 Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn ẩn ở má. Sự mất cân bằng hormone kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Tình trạng này thường xuất hiện trong các giai đoạn như dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai,....
2.2 Lỗ chân lông bị bít tắc
Lỗ chân lông bị bít tắc là một trong những nguyên nhân chính gây mụn ẩn ở hai bên má. Khi da không được làm sạch đúng cách hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ, tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển dưới bề mặt da.
Hình ảnh: Lỗ chân lông bít tắc
2.3 Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều đường, dầu mỡ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, góp phần gây mụn ẩn. Ngoài ra, thói quen thức khuya, căng thẳng kéo dài, sử dụng chất kích thích cũng làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn ẩn bên má.
2.4 Sử dụng thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc có thể góp phần hình thành hoặc làm trầm trọng thêm mụn ẩn ở hai bên má. Đặc biệt, các loại thuốc như corticosteroid đường uống, một số thực phẩm bổ sung dành cho người tập thể thao và một số loại thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
2.5 Không vệ sinh áo gối thường xuyên
Khi nằm nghiêng, vùng má tiếp xúc trực tiếp với gối hoặc nệm trong thời gian dài. Nếu những bề mặt này không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn tích tụ có thể xâm nhập vào da, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn ẩn ở má.
Hình ảnh: Không vệ sinh ga gối thường xuyên
2.6 Không thay khẩu trang thường xuyên
Hơi thở từ miệng mang theo nhiều vi khuẩn, nếu khẩu trang không được thay thường xuyên, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ tích tụ, bám vào da mặt, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn ẩn hai bên má. Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang trong thời gian dài có thể khiến da bí bách, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
2.7 Thói quen sờ tay lên má
Nhiều người có thói quen chống tay lên má khi suy nghĩ hoặc buồn ngủ mà không nhận ra rằng đây là một nguyên nhân tiềm ẩn gây mụn. Bàn tay thường xuyên tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, mang theo vi khuẩn và bụi bẩn. Khi chạm lên mặt, đặc biệt là vùng má, vi khuẩn, bao gồm cả P. Acnes – tác nhân chính gây mụn, có thể xâm nhập vào da, làm bít tắc lỗ chân lông và khiến mụn ẩn phát triển.
Hình ảnh: Mụn ẩn bên má
2.8 Dị ứng mỹ phẩm
Việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây kích ứng, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng quá nhiều sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da mà không làm sạch kỹ lưỡng, lỗ chân lông có thể bị bít tắc, tạo điều kiện cho mụn ẩn phát triển.
3. Cách nhận biết mụn ẩn bên má
Một số dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở má bao gồm:
- Bề mặt da sần sùi, kém mịn màng, có cảm giác lợn cợn khi chạm vào.
- Mụn ẩn có màu tương đồng với màu da hoặc hơi đỏ, nâu tùy theo sắc tố da.
- Thường mọc thành từng cụm, có xu hướng lan rộng sang các vùng lân cận như cằm, mũi.
- Không có đầu nhân rõ ràng, không gây viêm, sưng hay đau nhức.
4. Cách trị mụn ẩn ở má
4.1 Tẩy da chết định kỳ với sản phẩm Natural Exfoliation Scrub
Natural Exfoliation Scrub là sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ với các thành phần tự nhiên, giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi, làm thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện kết cấu da. Nhờ khả năng làm sạch sâu nhưng không gây kích ứng, sản phẩm giúp làn da trở nên mềm mại, mịn màng và rạng rỡ hơn. Đồng thời, việc loại bỏ tế bào chết còn hỗ trợ giảm mụn đầu đen, hạn chế bít tắc lỗ chân lông và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các bước chăm sóc da tiếp theo, giúp da khỏe mạnh và căng tràn sức sống.
Hình ảnh: Tẩy da chết định kỳ với sản phẩm Natural Exfoliation Scrub
4.2 Sử dụng kem trị mụn Anti Acne Cream 24hr
Sản phẩm chuyên biệt cho da dầu, da nhờn và da hỗn hợp, đặc biệt hiệu quả với các loại mụn như mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen và mụn bọc. Công thức chứa Colloidal Sulfur giúp kháng khuẩn, kiểm soát dầu và làm sạch lỗ chân lông, Niacinamide thu nhỏ lỗ chân lông, làm đều màu da, và Eucalyptus Globulus Leaf Oil có tác dụng khử trùng, làm dịu da và hỗ trợ phục hồi tổn thương do mụn.
Hình ảnh: Anti Acne Cream 24hr của Décaar
4.3 Bôi Acne Repair Serum hàng ngày
Acne Repair Serum là serum trị mụn tiên tiến, kết hợp các hoạt chất đặc trị giúp xử lý mụn an toàn và hiệu quả. Bakuchiol, được ví như Retinol thiên nhiên, mang lại hiệu quả trị mụn mạnh mẽ nhưng vẫn dịu nhẹ, hạn chế kích ứng. Salicylic Acid (BHA) thẩm thấu sâu, làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn và tế bào chết, ngăn ngừa mụn mới. Sự kết hợp này giúp Acne Repair Serum trở thành giải pháp toàn diện cho làn da mụn, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng và mang lại làn da sáng khỏe.
Hình ảnh: Bôi Acne Repair Serum hằng ngày
4.4 Thường xuyên đắp mặt nạ Anti-Acne Antiseptic Mask
Anti Acne Antiseptic Mask giúp da nhanh chóng lấy lại vẻ rạng rỡ nhờ công nghệ Triple A tiên tiến, được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia tại Décaar Lab. Sản phẩm không chỉ đẩy nhanh quá trình trị mụn mà còn đảm bảo an toàn, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị. Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn từ bên trong, sản phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh trên da, thúc đẩy quá trình phục hồi mà không lo sẹo hay vết thâm. Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, Anti Acne Antiseptic Mask còn ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng đỏ, loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, mang đến làn da khỏe mạnh, mịn màng và tươi sáng.
4.5 Peel da hóa học trị mụn ẩn ở má
Peel da là phương pháp tái tạo bề mặt da bằng cách loại bỏ lớp da chết trên cùng, giúp da thông thoáng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Nhờ quá trình này, nhân mụn được gom cồi và tẩy tế bào chết, giúp làn da mịn màng và tươi sáng hơn.
5. Cách phòng ngừa mụn ẩn xuất hiện ở má
5.1 Vệ sinh da đúng cách
Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối giúp da luôn sạch thoáng, hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Sau khi rửa mặt, dưỡng ẩm đúng cách sẽ cân bằng độ ẩm, giảm tiết dầu thừa và ngăn ngừa mụn hình thành. Đối với người thường xuyên trang điểm, tẩy trang kỹ lưỡng là bước không thể bỏ qua. Đặc biệt, người bị mụn nên hạn chế trang điểm để tránh làm tắc nghẽn nang lông, giảm nguy cơ mụn ẩn xuất hiện.
Hình ảnh: Vệ sinh da đúng cách
5.2 Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh
Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và duy trì cân bằng nội tiết, hạn chế nguy cơ gây mụn. Giữ tinh thần thư giãn để cải thiện sức khỏe làn da. Tránh thức khuya, vì thiếu ngủ làm tăng hormone cortisol – một trong những nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến mụn.
5.3 Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ chất
Để duy trì làn da khỏe mạnh, bạn nên hạn chế tinh bột, đường và thực phẩm nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nước,... để thanh lọc cơ thể giúp da sáng mịn và rạng rỡ hơn
Hình ảnh: Ăn uống lành mạnh
5.4 Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ và nổi mụn ẩn. Vì thế tránh sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, lớp bảo vệ này sẽ suy yếu, khiến da dễ bị tổn thương và mụn phát triển.
5.5 Thay vỏ gối, drap giường thường xuyên
Không thay vỏ gối và drap giường thường xuyên tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Khi ngủ, bụi bẩn và vi khuẩn từ bề mặt này có thể bám vào da, làm tắc lỗ chân lông và gây mụn ẩn trên má.
Hy vọng rằng bài viết này của Decaar đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về mụn ẩn ở má và những nguyên nhân gây ra tình trạng này
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng