#1 Chu Kỳ Thay Da Là Gì? Bạn Cần Phải Làm Gì Khi Thay Da

25/12/2023

Mỗi ngày, làn da phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài môi trường, như khói bụi, ô nhiễm,… khiến da trở nên xỉn màu và xuất hiện nhiều khuyết điểm trên bề mặt da. Để có được làn da sáng đẹp và mịn màng cần phải có kiến thức và thật sự hiểu làn da cần gì? Việc chúng ta ngày càng lạm dụng các sản phẩm tẩy da chết chứa AHA, BHA, PHA,... nhưng chưa thật sự hiểu về nó hay hiểu về chu trình thay da sinh lý tự nhiên của da khiến da trở nên nhạy cảm hơn và có nguy cơ bùng phát mụn và khiến tăng sắc tố. Để chăm sóc da một cách hiệu quả trước tiên chúng ta cần hiểu chu kỳ thay da là gì?

1. Chu kỳ thay da là gì?

Chu kỳ thay da tự nhiên hay chu kỳ sừng hóa được gọi là quá trình tế bào gốc của lớp thượng bì trưởng  thành, chết đi và bong khỏi làn da  và thay thế vào đó là các tế bào mới. Nói dễ hiểu hơn là chu kỳ thay da mặt hay sừng hoá tức là số ngày để làn da thay mới. Để hiểu rõ cơ chế của quá trình này diễn ra như thế nào, thì trước tiên cùng Décaar tìm hiểu làn da có cấu tạo ra sao nhé!

Làn da được cấu tạo gồm 3 phần chính: biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau:

Cấu tạo da

  • Lớp biểu bì lớp nằm ở ngoài cùng, chịu trách nhiệm bảo vệ, tránh mất nước và ngăn những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Và gồm 4 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và lớp sừng. 
  • Lớp trung bì: là lớp thứ hai từ ngoài vào trong, ở đây chứa 2 thành phần rất quan trọng giúp duy trì vẻ đẹp, độ săn chắc và căng bóng của làn da đó là Collagen & Elastin.
  • Lớp hạ bì: còn có tên gọi khác là lớp mỡ dưới da, có chức năng làm đệm và dự trữ năng lượng.

2. Chu kỳ thay da diễn ra trong bao lâu?

2.1. Chu kỳ thay da tự nhiên

Các tế bào lớp đáy của da liên tục sản sinh ra tế bào mới. Khi đó, các tế bào này di chuyển dần lên và trong quá trình di chuyển nó sẽ được biến đổi về hình dạng, cấu trúc và chết đi. Cụ thể, chúng sẽ di chuyển từ lớp đáy lên lớp gai, rồi đến lớp hạt, lớp sừng và cuối cùng hình thành các tế bào chết trên bề mặt da. Chu kỳ thay da sinh học này thường mất khoảng 28 ngày trong đó có khoảng 14 ngày để tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng và thêm khoảng 14 ngày nữa để bong khỏi da của bạn. Đây là khoảng thời gian các lớp biểu bì được đổi mới.

Chu kỳ thay da mặt

2.2 Chu kỳ thay da mặt theo từng độ tuổi

Thay đổi thời gian chu kỳ thay da sinh học ở từng độ tuổi là hiện tượng hết sức bình thường của quá trình tái tạo da.

  • Ở trẻ em có thời gian đổi mới làn da là 14 ngày. Quá trình sừng hóa của em bé diễn ra nhanh và liên tục, nên da em bé lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.
  • Ở độ tuổi thiếu niên, chu kỳ thay da mặt diễn ra trong vòng 21 – 28 ngày. Ở độ tuổi thanh niên sẽ diễn ra trong khoảng 30 – 40 ngày.
  • Những người trên 50 tuổi sẽ có chu kỳ thay da mặt cực kỳ dài, thông thường phải mất thời gian 3 tháng. Cùng với tuổi tác, sự đổi mới của lớp biểu bì cũng bị suy giảm làm làn da mỏng hơn, kém đàn hồi, kém bền vững và nhiều khả năng khiến da tổn thương hơn.

Xem thêm: Tái Tạo Da Là Gì? Những Liệu Trình Tái Tạo Da Hiệu Quả

3. Điều gì xảy nếu không tẩy tế bào chết khi thay da?

3.1. Lỗ chân lông to khiến da sần vỏ cam

Làn da được tái tạo chậm hoặc không được tái tạo sẽ khiến bạn gặp phải vấn đề về lỗ chân lông to hơn mức bình thường, khiến cho các bụi bẩn và bã nhân bị tích tụ và giữ lại lâu hơn trong lỗ chân lông. Chính vì thế làn da không còn giữ được sự láng mịn, căng bóng mà trở nên sần sùi, đồng thời khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây nên mụn, đặc biệt là mụn đầu đen. Đây chính là ảnh hưởng đầu tiên của quá trình sừng hóa da chậm.

3.2. Mụn trứng cá viêm

Việc làn da không được tái tạo sẽ gây ra tình trạng tế bào chết trên da nhiều. Các nang lông bít tắc để tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Tình trạng mụn trứng cá sẽ xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại, các tế bào sừng được tạo ra nhưng lại không được bong ra ngoài một cách bình thường, lưu lại trên da trở thành lớp sừng hóa lỗ chân lông, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và gây nên mụn viêm.

3.3. Da bị nhăn nheo và chảy xệ

Các nếp nhăn nông sâu bắt đầu xuất hiện trên da. Làn da bị chảy xệ và kém sự đàn hồi nếu da không tái tạo đều đặn. Bởi do hàng rào bảo vệ của da bị suy yếu và khiến cho da bị mất nước. Tình trạng da thiếu ẩm, da khô kéo dài sẽ là nguyên nhân gây ra các nếp gấp da và sự trùng nhão, mất đi sự đàn hồi, từ đó dẫn đến da nhanh bị lão hóa và hình thành các nếp nhăn, vết chân chim.

Làn da nhăn nheo chảy xệ 

3.4. Tăng sắc tố da

Khi làn da không được tái tạo làn da trở nên không đều màu thậm chí là xuất hiện các đốm sắc tố thâm, đen,... Đây là dấu hiệu cảnh báo quá trình tái tạo đang bị rối loạn, đặc biệt làn da bị nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, việc sừng hóa diễn ra chậm cũng khiến da bị tối màu bị xếp chồng nhiều tế bào da cũ.

Nếu chu kỳ thay da sinh học diễn ra bình thường, tự nhiên thì các sắc tố melanin cũng sẽ được bong ra theo các tế bào chết. Tuy nhiên, khi chu kỳ thay da tự nhiên bị rối loạn sẽ dẫn đến các sắc tố melanin thuận lợi trở thành nám, tàn nhang và khiến da bị xỉn màu, không đều màu.

Làn da bị tăng sắc tố

4. Lựa chọn liệu trình peel da nào an toàn và hiệu quả

Nhận thấy tảo đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tái tạo làn da khi làn da đang gặp vấn đề. Algae Peeling Regimen của Décaar - liệu pháp vi kim tảo biển được ra đời. Chiết xuất tảo trong sản phẩm của Décaar được trồng ở vùng nước ngọt Đông Âu cực giàu khoáng chất, được bảo vệ khỏi tia UV và sinh trưởng tại các khố đá. Liệu trình vi kim tảo biển là liệu pháp peel da sinh học được đánh giá là một trong những phương pháp tiên tiến và hiệu quả nhất trên thị trường về điều trị những vấn đề da phổ biến như mụn, nám, da nhiễm cort và lão hoá.

Liệu trình Algae Peeling Regimen

Algae Peeling Regimen với cây kim siêu nhỏ chiết xuất từ tảo được đưa vào da giúp nới lỏng liên kết các tế bào sừng chết. Kết hợp với kỹ thuật massage vi tảo bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào từng lớp da đưa các dinh dưỡng đi vào sâu trong da. 

Khi làn da nhận thức được sự thâm nhập của dị vật gây tổn thương, kích hoạt cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể đào thải những vật thể lạ đang xâm nhập da ra bên ngoài, điều này kích thích tăng sinh tế bào mới một cách liên tục. Điều quan trọng là tế bào ở lớp da dưới biểu bì sẽ liên tục được sản sinh nên làn da sẽ tìm lại được sự đàn hồi, lớp sừng sẽ trở nên dày hơn, mang đến một làn da khỏe mạnh. 

Hy vọng những thông tin Décaar đã chia sẻ trên sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng. Cùng Décaar tiếp thu và học hỏi để có được kiến thức chăm sóc cho làn da ngày càng tươi trẻ và rạng rỡ nhé.

Thông tin liên hệ đến Décaar:

Giám đốc Chuyên Môn Décaar Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

03.05.2025

#Retinol Là Gì? Phân Loại, Tác dụng Và Hướng Dẫn Sử Dụng

Retinol đang dần trở thành cái tên không thể thiếu trong các chu trình skincare chuyên sâu. Vậy Retinol là gì? Hãy cùng Décaar tìm hiểu thông tin về retinol qua bài viết dưới đây.

02.05.2025

#Sau Khi Peel Da Bị Thâm Nguyên Nhân Là Gì? Cách Khắc Phục

Nguyên nhân sau khi peel da bị thâm là gì? Hãy cùng Décaar tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để nắm được cách khắc phục tình trạng này nhé!

29.04.2025

#Peel Mandelic Là Gì? Có An Toàn Cho Làn Da Không?

Nhờ vào cấu trúc phân tử lớn, mandelic acid thẩm thấu chậm hơn so với các AHA khác, từ đó giảm thiểu nguy cơ kích ứng. Vậy peel mandelic acid là gì? Có an toàn cho da không? Hãy cùng Décaar tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây!

28.04.2025

#Peel Da CNP Là Gì? Review Peel Da CNP Có Tốt Không?

Trên thị trường hiện nay, tồn tại nhiều giải pháp peel da căng bóng của nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau, vậy peel CNP có tốt không? Hãy cùng Décaar tìm hiểu ở bài viết dưới đây

27.04.2025

#Mandelic Acid Là Gì? Có Tác Dụng Gì Đối Với Làn Da

Peel da bằng Mandelic Acid là giải pháp sử dụng để tái tạo bề mặt da  phù hợp với làn da nhạy cảm và dễ bị mụn. Vậy peel mandelic acid là gì? Có an toàn cho da không? Hãy cùng Décaar tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây!

23.04.2025

#Lactic Acid Là Gì?Tác Dụng Của Latic Acid Đối Với Gì Làn Da

Lactic Acid là gì và có tác dụng đối với làn da là gì? Bài viết dưới đây từ Décaar sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của Lactic Acid cũng như những lưu ý khi ứng dụng vào routine chăm da.

22.04.2025

#Peel Da Bị Ngứa Phải Làm Gì? Hướng dẫn Chăm Sóc Da Sau Peel

Đặc biệt quá trình sau peel da bị ngứa thì phải chăm sóc da như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết từ góc nhìn chuyên môn để bạn chăm sóc làn da đúng cách sau peel.

21.04.2025

#Đang Peel Da Có Dùng Kem Chống Nắng Được Không?

Đang peel da có dùng kem chống nắng được không? Bài viết trên có thể mở rộng thêm thông tin về tại sao kem chống nắng lại quan trọng khi thực hiện peel da và những lưu ý cần thiết để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da sau liệu trình peel.

21.04.2025

#Có Nên Peel Glycolic Acid Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?

Trong những năm gần đây, peel Glycolic Acid ngày càng được ưa chuộng trong các liệu trình chăm sóc da chuyên sâu tại spa. Hãy cùng Décaar tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này để đưa ra quyết định tối ưu cho khách hàng và dịch vụ của bạn nhé!

18.04.2025

#Glycolic Acid Có Đẩy Mụn Không? Công Dụng & Cách Dùng Hiệu Quả

Glycolic Acid có đẩy mụn không? Trong bài viết dưới đây, Décaar sẽ cùng bạn lý giải hiện tượng đẩy mụn và chia sẻ cách sử dụng hoạt chất này một cách an toàn – hiệu quả nhất

Đăng ký hợp tác kinh doanh

Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng