Cách Thải Độc Da Nhiễm Corticoid Tại Nhà Hiệu Quả, An Toàn

25/12/2023

Da nhiễm Corticoid là tình trạng tổn thương khi Corticoid đã tích tụ trên da trong một thời gian dài. Corticoid tàn phá làn da bằng cách phá vỡ hàng rào bảo vệ, làm giãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, nổi các mụn nhỏ li ti. Sự phổ biến tràn lan của các loại kem không có nguồn gốc, chưa được kiểm định đã khiến Corticoid trở thành một cơn ác mộng ám ảnh biết bao nhiêu người khiến việc tìm kiếm phương pháp thải độc cho da nhiễm corticoid trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy hãy cùng Décaar tìm hiểu cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà như thế nào nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết da cần thải độc corticoid?

Làn da bị nhiễm Cortcoid thường sẽ trải qua những cấp độ sau đây:

  • Cấp độ 1: 

Biểu hiện: Da khô, bong tróc, sần sùi.

Đây vẫn là mức độ tổn thương nhẹ nhất được ghi nhận trên làn da sử dụng Corticoid trong một khoảng thời gian ngắn với liều lượng thấp. Lúc này bề mặt làn da sẽ có độ sần nhẹ. Ngoài ra, da cũng có thể trải qua hiện tượng ngứa râm ran trên vùng thoa.

  • Cấp độ 2: 

Biểu hiện: Da đỏ kéo dài, xuất hiện mụn nước.

Đây là giai đoạn cho thấy biểu hiện rõ rệt khi da nhiễm corticoid. Các dấu hiệu của tình trạng viêm da cấp tính dần dần xuất hiện. Biểu hiện đặc trưng đó chính là hiện tượng mọc mụn nước như khi bị bỏng. Những bọc mụn nước này khi vỡ ra sẽ tạo cảm giác đau nhức khó chịu và thậm chí là khiến làn da mưng mủ, nhiễm trùng. Không chỉ dừng lại ở đó, mụn nước vỡ còn dẫn đến tình trạng tăng sắc tố sau viêm, thậm chí còn để lại sẹo vĩnh viễn

  • Cấp độ 3: 

Biểu hiện: Nóng ran, giãn mạch máu.

Người lạm dụng Corticoid trong một thời gian dài, cụ thể là từ 1 năm trở lên sẽ dễ dàng nhìn thấy mao mạch dưới da giãn nở bất thường đi kèm theo trạng thái ửng đỏ kèm theo nóng ran. Ngoài ra cảm giác châm chích hay phù nề do tích nước cũng xuất hiện ở cấp độ này.

  • Cấp độ 4:

Biểu hiện: Bùng phát mụn ồ ạt.

Ở cấp độ này da sẽ tăng sinh tiết bã nhờn một cách mất kiểm soát và hệ quả là mụn sẽ ồ ạt kéo đến và lan ra toàn bộ mặt. Tình trạng mụn sưng to, có mủ không những sẽ gây khó chịu mà còn gây ảnh hưởng tâm lý sâu sắc cho người bị nhiễm.

  • Cấp độ 5: 

Biểu hiện: Viêm da kích thích.

Đây là tình trạng nghiêm trọng trong các cấp độ nhiễm Corticoid khi các tế bào da đã bị phá huỷ nặng nề, các chức năng suy yếu. Kết quả của việc bị bào mòn trong thời gian dài là da ngày càng mỏng, đóng vảy và bong tróc thành từng mảng lớn. Các nốt mụn lúc này sưng to hơn, có thể kèm theo dịch vàng đi cùng các dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.

Khi nhận thấy làn da đang gặp các tình trạng này sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc chứa Corticoid thì bạn cần đến ngay những cơ sở chăm sóc da chuyên nghiệp để được tư vấn chuẩn xác về cách thải độc da nhiễm corticoid chứ không nên tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, song hành cùng khám da chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo một số cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà sau đây.

thải độc da nhiễm corticoid

Các cấp độ da nhiễm Corticoid

2. Cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà hiệu quả 

2.1. Thải độc da nhiễm corticoid bằng việc chăm sóc da đúng cách

Sau khi tham vấn với với chuyên gia về cách điều trị, bạn có thể tham khảo cách chăm sóc da đúng cách tại nhà để thải độc corticoid sau đây:

  • Đầu tiên đó là phải ngay lập tức ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm, hạn chế trang điểm để da có thời gian phục hồi.
  • Rửa mặt: Vệ sinh da mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt có độ pH từ 5.5 đến 6.5. Đây là độ pH lý tưởng của sữa rửa mặt giúp da không bị khô hay kích ứng. Ngoài ra cần chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến da tổn thương nặng nề hơn.
  • Dưỡng da: Với tình trạng da yếu khi nhiễm Corticoid thì nhiều người sẽ nghĩ cần ngưng dùng tất cả các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên thực tế là các bước chăm sóc, đặc biệt là dưỡng ẩm đóng vai trò quan trọng giúp da tái phục hồi chức năng của hàng rào bảo vệ. Hãy lựa chọn những sản phẩm kem dưỡng chứa nhiều hoạt chất phục hồi.
  • Chống nắng: Da bị nhiễm Corticoid sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Vì vậy phải đảm bảo bôi kem chống nắng đầy đủ để bảo vệ da toàn diện. Ngoài ra, chú ý kết hợp che chắn, chống nắng cơ học khi ra khỏi nhà.

2.2. Cách thải độc tố cho da mặt bị nhiễm corticoid bằng phương pháp xông mặt

Xông hơi là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, trợ thủ đắc lực cho ai đang trong quá trình thải độc cho da nhiễm corticoid

  • Nguyên liệu: Các loại lá cây, thảo mộc tự nhiên. Những nguyên liệu xông mặt hỗ trợ thải độc da bị nhiễm corticoid tốt có thể kể đến là trà xanh, sả, lá tía tô, rau diếp cá,...
  • Cần chuẩn bị: một cái chậu sạch cùng khăn body to.
  • Cách thức thực hiện: Đầu tiên bạn hãy đun sôi nguyên liệu hoà trong 2 lít nước rồi đổ ra một cái chậu lớn. Khi đã hoàn tất, bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn to chùm quanh đầu sao cho hơi nước không thoát ra ngoài và xong khoảng tử 10-15 phút. 
  • Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần.

2.3. Thải độc da nhiễm corticoid bằng mặt nạ

Cách thải độc corticoid cho da mặt với mặt nạ cũng là một phương pháp được ứng dụng nhiều giúp phục hồi những tổn thương mà Corticoid gây ra. Để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, hãy sử dụng những loại mặt nạ chứa những thành phần giảm kích ứng hiệu quả như Tinh bột ngô - đặc tính khử trùng cao, Kẽm Oxit - làm dịu kích ứng, Dầu bơ - chứa nhiều Vitamin A và E,...

3. Nguyên nhân khiến làn da bị nhiễm Corticoid

Để hiểu được lý do vì sao ngày càng nhiều người tìm đến các giải pháp thải độc da nhiễm corticoid thì ta cần hiểu vì sao Corticoid lại được ứng dụng để cải thiện các vấn đề làn da. Đầu tiên, Corticoid là thuốc có chứa cortisol hoặc các dẫn xuất của cortisol, có công dụng kháng viêm, ngăn các phản ứng của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức hay còn gọi là ức chế miễn dịch vì thế loại thuốc này được ứng dụng khá phổ biến trong điều trị các vấn đề về bệnh ngoài da. 

Mặc dù có công dụng như vậy nhưng Corticoid chỉ có thể hữu ích trong điều trị da khi được sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chuyên gia cả về liều lượng, thời gian và cách sử dụng. Do đó, nguyên nhân dẫn đến các trường hợp da nhiễm Corticoid hầu hết đều nằm ở những trường hợp sau:

  • Lạm dụng thuốc chứa Corticoid: Nhiều trường hợp những người bị mắc bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, viêm da cơ địa,... tự tìm các loại thuốc bôi mà không tham vấn hướng dẫn của chuyên gia hay bác sĩ da liễu. 
  • Kem dưỡng, mỹ phẩm chứa Corticoid: Trên thị trường ngày này quả thật không khó để tìm thấy các cơ sở kinh doanh quảng cáo các loại kem handmade, tự trộn,... mà không rõ nguồn gốc, công thức hay được chứng minh về mặt hiệu quả. Việc phổ rộng dưới nhiều hình thức chạy quảng cáo, livestream cùng lời hứa hẹn trắng da, sạch mụn, hết nám tức thì đã dễ dàng tiếp cận đến những ai thiếu kiến thức chăm sóc da. 

Và hậu quả đề lại là những làn da mỏng yếu, bị tàn phá nặng nề.

thải độc da nhiễm corticoid

Kem dưỡng, mỹ phẩm chứa Corticoid

4. Khi da nhiễm corticoid cần làm gì?

Khi nhận thức được tình trạng da đang bị nhiễm Corticoid, có hai hướng ứng phó tức thì mà bạn cần biết đó là:

  • Ngưng sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid ngay lập tức. Hướng điều trị này sẽ phù hợp với những tình trạng da đang ở cấp độ thấp theo thang đo mức độ nhiễm (thời gian sử dụng ngắn, liều lượng không cao).
  • Điều chỉnh, giảm dần liều lượng và tần suất sử dụng. Làn da đã bị nhiễm Corticoid ở mức độ nặng sẽ gặp một triệu chứng gọi là ”Nghiện Corticoid” hay da sẽ đẹp khi sử dụng nhưng lại “nổi đoá” ngay khi dừng. Chính vì vậy, việc ngưng sử dụng một cách đột ngột sẽ khiến các triệu chứng bùng lên một cách ồ ạt, khó kiểm soát khiến việc điều trị trở nên nan giải hơn. Điều cần làm với da nhiễm Corticoid ở mức độ này là giảm dần dần liều lượng và tần suất sử dụng rồi cắt hẳn hoàn toàn. 

Xem thêm: Detox Da Mặt Là Gì? Những Lợi Ích Khi Detox Thải Độc Da Mặt

5. Cách phòng ngừa da nhiễm corticoid

“Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, để không phải đau đầu tìm cách thải độc tố cho da mặt bị nhiễm corticoid thì bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau.

Đầu tiên đó là chú ý đến thành phần, đọc kỹ hướng dẫn, chống chỉ định khi sử dụng các loại thuốc. Ngoài ra cần lưu ý đến các những cái tên như glucocorticoid hoặc corticosteroid hoặc steroid được một số nhà sản xuất dùng thay cho Corticoid. Các hoạt chất phổ biến chứa Corticoid có thể kể đến như: Betamethasone Valerate, Betamethasone Dipropionate, Clobetasone Butyrate, Hydrocortisone Acetate, Triamcinolone Acetonide, Fluocinolone Acetonide, Mometasone Furoate .

Ngoài ra, tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, kiểm định rõ ràng. Những sản phẩm từ những cơ sở kem trộn, kem handmade với quảng cáo da mịn, căng bóng chỉ sau một lần sử dụng chính là khởi đầu của những làn da phải trăn trở với việc tìm cách thải độc da mặt bị nhiễm corticoid. Chính vì vậy, cần tránh xa những sản phẩm này.

thải độc da nhiễm corticoid

Thuốc bôi ngoài da chứa Corticoid

6. Liệu trình thải độc và phục hồi làn da bị nhiễm Corticoid hiện quả, an toàn

thải độc da nhiễm corticoid

Liệu trình Algae Peeling Regimen đến từ nhà Décaar giúp thải độc da nhiễm corticoid hiệu quả

Ngoài những cách thải độc tố cho da mặt bị nhiễm corticoid cho da mặt tai nhà được nhắc đến ở trên thì một phương pháp cũng được ứng dụng khá phổ biến hiện nay đó chính là Peel Sinh Học Tảo Sống, cụ thể là Algae Peeling Regimen đến từ Décaar. Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả nhanh, đặc biệt phù hợp với làn da cần thải độc corticoid. Liệu trình điều trị chuyên nghiệp này được xây dựng với các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và có khả năng điều trị kích ứng nên hoàn toàn phù hợp với da nhiễm corticoid.

Thông tin liên hệ đến Décaar:

Giám đốc Chuyên Môn Décaar Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

25.03.2025

#Cách Trị Mụn Ẩn Ở Má Đơn Giản Mà Đem Lại Hiệu Quả Cao

Mụn ẩn dưới da ảnh hưởng đến sự tự tin của chị em, gây phiền toái và khó chịu. Vậy cách trị mụn ẩn ở má nào đơn giản mà đem lại hiệu quả cao? Hãy theo dõi bài dưới đây của Décaar nhé!

24.03.2025

9+ Cách Trị Mụn Ẩn Cho Da Nhạy Cảm Hiệu Quả & An Toàn

Mụn ẩn là một trong những vấn đề da liễu phổ biến đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm. Trong bài viết này, Décaar sẽ bật mí 9 phương pháp trị mụn ẩn cho da nhạy cảm hiệu quả & an toàn.

22.03.2025

#Cách Trị Mụn Ẩn Tại Nhà An Toàn Mà Đem Lại Hiệu Quả Cao

Để điều trị mụn ẩn tại nhà an toàn và hiệu quả, Décaar sẽ chia sẻ cách trị mụn ẩn chuẩn khoa học, giúp loại bỏ mụn tận gốc và ngăn ngừa tái phát. Hãy cùng theo dõi ở bài bài viết dưới đây

21.03.2025

#Top 5+ Cách Đẩy Mụn Ẩn Dưới Da Toàn, Không Gây Tổn Thương Da

Mụn ẩn mụn nằm sâu dưới da, dù không dễ thấy bằng mắt thường và ít gây viêm sưng. Trong bài viết này, Décaar sẽ gợi ý cho quý đọc giả top 5+ cách đẩy mụn ẩn dưới da an toàn.

20.03.2025

#Mụn Ẩn Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Ngăn Ngừa Mụn Ẩn

Mụn ẩn là loại mụn nằm sâu dưới da với dấu hiệu nhận biết là những nốt mụn sần nhẹ. Vậy mụn ẩn là gì? Hãy cùng Décaar khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

20.03.2025

#Peel Da Bao Lâu Thì Rửa Mặt? Cách Chăm Sóc Da Sau Peel

Peel da bao lâu thì rửa mặt? Décaar sẽ gợi ý đến các bạn cách chăm sóc da sau peel, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng da của mình.

17.03.2025

#Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và lành tính, không gây nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây mụn sữa là gì và cách xử lý ra sao để chăm sóc da bé an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Décaar tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

15.03.2025

#Trị Mụn Cám Cho Da Nhờn: Những Phương Pháp Hiệu Quả Nhất

Mụn cám tuy không gây mất thẩm mỹ nhiều như mụn viêm hay mụn đầu đen nhưng vẫn khiến làn da trở nên sần sùi, kém mịn màng. Vậy đâu là cách trị mụn cám cho da nhờn hiệu quả? Hãy cùng Décaar tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

14.03.2025

#Mụn Cám Quanh Miệng: Cách Xử Lý Mà Không Gây Tổn Thương Da

Mụn cám quanh miệng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng Décaar tìm hiểu cách xử lý mà không gây tổn thương da, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa để giữ cho làn da luôn khỏe đẹp!

13.03.2025

#Có Nên Nặn Mụn Cám Ở Mũi Không? Những Điều Cần Lưu Ý

Mụn cám tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ và sự tự tin của chị em. Vậy có nên nặn mụn cám ở mũi không? Và những lưu ý cần thiết khi chăm sóc làn da này là gì? Hãy cùng Décaar tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Đăng ký hợp tác kinh doanh

Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng