#Tuổi Dậy Thì Có Nên Dùng Thuốc Trị Mụn Không?
20/11/2024
Nội dung bài viết:
Mụn tuổi dậy thì là điều không thể tránh khỏi đối với cả nam và nữ. Khi đến tuổi dậy thì, mụn là một tình trạng khá phổ biến do cơ thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào từng người. Trong trường hợp mụn nhẹ, mụn sẽ không gây quá nhiều phiền toái cho làn da. Ngược lại, mụn tuổi dậy nếu bị nặng sẽ tạo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Nếu mụn chuyển biến nặng thì còn có thể để lại sẹo trên da. Kết hợp chăm sóc khoa học và điều trị bằng thuốc là giải pháp cho tình trạng này. Nhưng tuổi dậy thì có nên dùng thuốc trị mụn không? Có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Mụn tuổi dậy thì là điều không thể tránh khỏi đối với cả nam và nữ
1. Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Giai đoạn tuổi dậy thì là lúc mà hormone Androgen bị thay đổi đột ngột
Giai đoạn tuổi dậy thì là lúc mà hormone Androgen bị thay đổi đột ngột dẫn đến việc tuyến dầu phải hoạt động mạnh mẽ hơn, gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Đặc biệt, nếu không vệ sinh da mặt đúng cách sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Với những mức độ khác nhau, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cũng có nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết ở các vùng da tập trung tuyến dầu nhờn như mặt, ngực, lưng, vai, cánh tay trên như bít tắc lỗ chân lông,...
Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người
Một vài loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì có thể kể đến như
- Mụn đầu đen: Vi khuẩn, tế bào chết hoặc các chất bã nhờn bị oxy hóa trên bề mặt da ở vị trí nang lông mở tạo thành các đốm mụn màu đen.
- Mụn đầu trắng: Lỗ chân lông cũng bị bít tắc bởi tế bào chết, dầu thừa hay vi khuẩn nhưng khác với mụn đầu đen; ở đây nang lông sẽ đóng lại tạo nên đầu mụn màu trắng.
- Mụn sần: Là những nốt mụn sưng nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, hay nhạy cảm với tác động bên ngoài như nặn mụn. Nếu mụn sần xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mụn trứng cá không còn ở mức nhẹ mà đang ở mức trung bình đến nặng.
- Mụn mủ: Mụn mủ có hình dạng bên ngoài khá giống với mụn đầu trắng, điểm khác biệt là mụn mủ có vòng tròn nhỏ màu đỏ quanh chân mụn – dấu hiệu của việc da bị viêm. Loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì này cũng không có nhân mụn cứng, thay vào đó là dịch mủ có màu vàng hoặc trắng. Không nên tự ý nặn mụn mủ để tránh làm mụn viêm nặng hơn hoặc để lại sẹo sâu.
- Mụn bọc: Thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới; là tình trạng vi khuẩn gây viêm tấn công sâu vào cấu trúc da. Ngoài mặt thì mụn bọc cũng có thể xuất hiện nhiều ở vùng ngực và lưng. Mụn bọc nếu không xử lý đúng cách có thể gây đau nhức, sưng tấy đỏ nặng, dễ tái phát.
- Mụn dạng nang: Hay còn gọi là u nang là loại mụn dưới da có kích thước lớn (có khi bằng hạt đậu) chứa đầy mủ hoặc dịch và gây đau nhiều. Mụn bọc xuất hiện khi tình trạng viêm đã ở mức nặng. Do là dạng mụn “ăn sâu” vào da nên khi lấy nhân mụn sẽ có nguy cơ cao để lại sẹo.
Một câu hỏi khá phổ biến khi các bạn trẻ gặp phải mụn dậy thì “Tuổi dậy thì có nên dùng thuốc trị mụn không? “ và uống khi nào và uống với liều lượng như thế nào?
2. Tuổi dậy thì có nên dùng thuốc trị mụn không?
Tình trang mụn tuổi dậy thì nặng hay nhẹ còn tùy vào mỗi người
Tình trang mụn tuổi dậy thì nặng hay nhẹ còn tùy vào mỗi người. Nếu không may gặp phải tình trạng mụn nặng chúng ta cần phải đi gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau :
- Tình trạng mụn nặng, với số lượng mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ nhiều, thời gian bị mụn kéo dài và khó điều trị dứt điểm
- Không hiệu quả khi áp dụng các phương pháp trị mụn không kê đơn sau vài tháng
- Xuất hiện mụn do tác dụng phụ của thuốc trị trầm cảm, lo âu,...;
- Mụn trứng cá để lại nhiều sẹo mụn;
- Tâm lý bị ảnh hưởng mạnh vì mụn trứng cá khiến trẻ tự ti hoặc lo âu quá mức.
Mụn nặng có nên dùng thuốc?
Vậy tuổi dậy thì có nên dùng thuốc trị mụn không khi mụn nặng? Bác sĩ sẽ khám da và đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp bao gồm chế độ chăm sóc khoa học, kết hợp với uống thuốc điều trị mụn nêu cần thiết. Chúng ta không nên tự mua thuốc điều trị mụn để uống vì các loại thuốc trị mụn tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển sinh lý tự nhiên của các bạn trẻ. Do đó, các bạn đang trong tuổi dậy thì nên thay đổi lối sống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để làn da được khỏe mạnh hơn. Thay đổi thói quen chăm sóc da phù hợp hơn và không được tự ý nặn mụn để tránh khiến mụn nhiễm trùng và trở nặng hơn.
3. Mụn dậy thì nên dùng thuốc bôi gì?
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi thoa bên ngoài da để tăng hiệu quả điều trị mụn như:
- Salicylic Acid là thành phần phổ biến trong các sản phẩm trị mụn dậy thì vì có khả năng làm sạch sâu lỗ chân lông, tẩy tế bào chết và giảm bít tắc. Đặc biệt phù hợp với da dầu.
- Retinoid có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, điều chỉnh quá trình sừng hóa của da, từ đó ngăn ngừa và giảm bớt mụn. Ngoài ra, retinoid còn có tác dụng cải thiện vết thâm do mụn để lại.
- Acid Azelaic có tính kháng viêm và giúp giảm vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm sáng da, phù hợp với những bạn bị mụn viêm, mụn mủ kèm thâm.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Nếu tình trạng mụn trở nặng thì chúng ta nên đi khám bác sĩ da liễu
Theo Decaar Việt Nam, tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì không chỉ là vấn đề da liễu mà còn có thể gây nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nếu không theo dõi, điều trị kịp thời. Tuổi dậy thì có nên dùng thuốc trị mụn không? Nếu muốn sử dụng thuốc thì cần bác sĩ kê đơn chứ không nên sử dụng một cách bừa bãi, kể cả sản phẩm uống hay bôi thoa
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng