#Cách Phục Hồi Da Bị Cháy Nắng Nhanh Nhất, An Toàn Hiệu Quả
01/07/2024
Nội dung bài viết:
Mùa hè là thời điểm mà da có nguy cơ bị cháy nắng cao. Nhiều trường hợp, dù đã che chắn làn da khỏi ánh năng kĩ càng bởi mũ, khăn, kính nhưng da vẫn có hiện tượng đỏ rát, bong tróc. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người lao động ngoài trời hoặc những người mới đi du lịch về. Cháy nắng có thể mang nhiều hậu quả xấu cho làn da nếu chúng ta không khắc phục kịp thời. Vậy, đâu là cách phục hồi da bị cháy nắng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Hãy cùng các chuyên gia của Décaar tìm hiểu qua bài viết sau.
Hình: Da cháy nắng
1. Nguyên nhân da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng là phản ứng viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng của da, do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo trong một thời gian dài. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi khi tiếp xúc với tia UV khoảng 6 giờ, các triệu chứng dần dần sẽ trở nên rõ ràng hơn trong vòng 12 - 24 giờ với một số biểu hiện như Da bị căng, đỏ, rát; không đều màu; khô sạm. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể nhận thấy dấu hiệu phồng rộp, nổi bọng nước trên da thậm chí nhiễm trùng và sưng phù.
Hình: Nguyên nhân khiến da cháy nắng là do tia UV
Nguyên nhân trực tiếp khiến da bị cháy nắng là do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Theo đó, tia UV chiếu vào da sẽ phá huỷ các sợi collagen, elastin ở lớp hạ bì, trung bì, khiến da bị nổi đỏ, căng rát. Khi cường độ UV cao và làn da không được bảo vệ sẽ nhanh chóng bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt khi ánh nắng của cường độ mạnh nhất. Nguy cơ tiềm ẩn đáng lo ngại nhất là gây ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ số tia UV ở mức độ thấp thì vẫn tồn tại nguy cơ rủi ro cho làn da. Vì vậy, bạn cần thực hiện biện pháp bảo vệ làn da mỗi ngày và quanh năm. Kể cả những ngày âm u hoặc nhiều mây và không có nắng thì có tới 80% tia UV có thể xuyên qua đám mây.
Làn da bị cháy nắng thường kéo dài bao lâu cũng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng. Chúng ta có thể phân mức độ nghiêm trọng khi da bị cháy nắng ra làm 3 loại như sau:
- Làn da bị cháy nắng mức độ nhẹ
Thông thường da bị cháy nắng ở mức độ nhẹ thường có biểu hiện là đỏ và rát nhẹ, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 3 đến 5 ngày. Ở mức độ này vẫn có thể xuất hiện tình trạng da bị bong tróc 1 chút trong vài ngày, điều này thể hiện rằng da của bạn đang được tái tạo.
- Da cháy nắng ở mức độ vừa phải
Ở mức độ này, làn da bị cháy nắng thường có xu hướng đau rát hơn. Da gặp tình trạng ửng đỏ, sưng và có cảm giác nóng khi chạm vào. Các vết cháy nắng trên da ở mức độ này thường mất khoảng 1 tuần để có thể chữa lành hoàn toàn. Sau đó, da vẫn có thể tiếp tục bong tróc thêm 1 vài ngày nữa
- Làn da bị cháy nắng mức độ nghiêm trọng
Đây có thể được xem là mức độ đáng báo động, vì khi da bị cháy nắng ở mức độ nghiêm trọng, những vết cháy nắng sẽ trở nên phồng rộp, đau đớn và da rất đỏ. Và khi gặp tình trạng này, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc bệnh viện để có thể chữa trị kịp thời, đúng cách.
Hình: Cháy nắng được phân ra nhiều cấp độ
Nếu gặp phải bất kỳ mức độ cháy nắng nào thì chúng ta cũng nên sơ cứu cho làn da bằng những cách hồi phục da bị cháy nắng để phòng tránh những biến chứng xấu cho làn da.
2. Hậu quả của việc da bị cháy nắng
Cháy nắng mang lại rất nhiều hậu quả xấu cho làn da. Tia UV trong ánh mặt trời còn kích thích cơ thể tăng cường sản sinh hắc sắc tố melanin, khiến da bị sạm đen, đẩy nhanh tốc độ lão hoá và có thể dẫn đến bỏng da. Làn da bị cháy nắng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại như:
- Lão hóa sớm: Da lão hoá sớm có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như dinh dưỡng, cách skincare,..., nhưng tác hại từ tia UV vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Cụ thể, tia UVA trong ánh nắng mặt trời sẽ tác động trực tiếp đến lớp trung bì, nó sẽ tàn phá collagen và elastin, dẫn đến tình trạng nhăn nheo, chảy xệ, tăng sắc tố da, đặc biệt là vùng mặt và cổ.
- Đỏ da: Các mao mạch máu trong da rất dễ bị giãn, vỡ nếu tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Dấu hiệu dễ nhận thấy là bề mặt da bị đỏ rát. Các trường hợp nghiêm trọng có thể tiến triển thành bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt).
- Da không đều màu: Da dễ sạm đen, xuất hiện đốm nâu, nám, tàn nhang nếu bị cháy nắng thường xuyên. Nguyên nhân do tia UVA kích thích da liên tục sản sinh hắc sắc tố Melanin.
- Da khô sạm: Da bị cháy nắng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, dẫn đến khô rát, bong tróc và chảy máu.
- Ung thư da: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, da bị cháy nắng liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Nguyên nhân do tia UV tác động phá huỷ DNA trong tế bào, thậm chí gây ra tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi.
Hình: Cháy nắng gây ra nhiều hậu quả xấu cho làn da
Những làn da khỏe mạnh nhất vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi cháy nắng. Trong đó, nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị cháy nắng gồm:
- Người có làn da sáng màu, mắt xanh, tóc màu nổi bật (vàng, đỏ,...).
- Sống hoặc đi du lịch đến những vùng có khí hậu nắng nóng khắc nghiệt.
- Thường xuyên làm việc ở ngoài trời.
- Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời và uống đồ uống có cồn
- Người có tiền sử bị cháy nắng
- Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng nhân tạo nhưng không dùng kem chống nắng bảo vệ da.
- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng cho làn da thì chúng ta nên tìm cách phục hồi da bị cháy nắng ngay lập tức.
Hình: Những làn da khỏe mạnh nhất vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi cháy nắng.
3. Cách phục hồi da bị cháy nắng
Phục hồi da bị cháy nắng là biện pháp quan trọng cần được thực hiện kịp thời để tránh tổn thương da nghiêm trọng. Tham khảo ngay một số cách phục hồi da bị cháy nắng hiệu quả đến từ chuyên gia của Décaar
- Làm mát da càng nhanh càng tốt
Sau khi nhận thấy da có dấu hiệu cháy nắng, cần nhanh chóng làm lạnh vùng da đó bằng nước mát hoặc đá lạnh được bọc lại bằng vải xô và chườm lên vùng da đang bị tổn thương. Lưu ý không nên chườm đá trực tiếp lên da để tránh xảy ra tình trạng bỏng lạnh. Đối với trường hợp diện tích vùng da cháy nắng quá lớn hoặc cháy nắng toàn thân, chúng ta có thể tắm nước mát trong vòng khoảng 10 phút để làm dịu da dần dần. Đây có thể xem là cách phục hồi da bị cháy nắng nhanh nhất và dễ thực hiện nhất.
- Đắp mặt nạ làm dịu da
Đắp mặt nạ cũng là một trong những cách phục hồi da bị cháy nắng được nhiều chị em yêu thích. Một số loại mặt nạ thiên nhiên như mặt nạ lô hội, nha đam, dưa leo,... là lựa chọn lý tưởng để làm dịu và phục hồi da bị cháy nắng, bỏng rát. Những nguyên liệu này sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp cải thiện tình trạng da khô, đỏ một cách tức thì.
Hình: Đắp mặt nạ làm dịu da
- Dưỡng ẩm cho da
Cấp ẩm kịp thời là một trong những bước quan trọng nhất trong chu trình chăm sóc và phục hồi da bị cháy nắng. Các chuyên gia của Décaar khuyên rắng nên dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày bằng cách sử dụng các sản phẩm skincare lành tính, giàu dưỡng chất có lợi, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương và cải thiện đốm nâu: Vitamin E, Ceramide, Peptide, Pro-Vitamin B5, Panthenol... Lưu ý quan trọng là cần tránh các loại kem có chứa thành phần Petroleum, Benzocaine, Lidocaine để tránh tình trạng kích ứng càng trở nên nghiêm trọng.
Hình: Dưỡng ẩm cho da
- Uống nhiều nước
Khi bị cháy nắng, da cần nhiều độ ẩm hơn để phục hồi. Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản và mang lại nhiều hiệu quả. Nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cho da đủ ẩm.
Hình: Uống nhiều nước
- Dùng thuốc không kê đơn
Nếu bị cháy nắng nặng, để giảm triệu chứng đau, viêm do cháy nắng, ngay khi nhận thấy dấu hiệu da bị tổn thương, có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
4. Lưu ý cách ngăn ngừa làn da bị cháy nắng
Để ngăn ngừa và phục hồi da bị cháy nắng, các chuyên gia da liễu khuyến khích bạn nên thực hiện các cách hồi phục da bị cháy nắng sau đây:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều: Đây là thời điểm bức xạ mặt trời đạt mức cao nhất, có thể gây cháy nắng và làm tổn thương da, nên hạn chế tham gia hoạt động ngoài trời trong thời gian này.
- Chọn kem chống nắng: Ưu tiên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF và PA để năng chặn đồng thời tia UVA và UVB, ngoài ra nên sử dụng thêm những loại KCN có khả năng chống ánh sáng xanh từ môi trường sống như điện thoại, màn hình tivi, máy tính, đèn led...
- Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ để bảo vệ da toàn diện
- Không sử dụng kem chống nắng đã hết hạn
- Thoa kem chống nắng cho cả vùng tai, cổ, bàn tay, bàn chân, chóp mũi,...
- Tránh sử dụng các giường tắm nắng: Ánh sáng nhân tạo được tạo ra từ các giường tắm nắng có khả năng sản sinh tia cực tím và gây bỏng da.
- Che chắn kỹ lưỡng: Bạn nên đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay, quần dài, bao tay khi đi ra ngoài để tránh da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Không nên đi chân trần trên cát nóng hoặc bề mặt nền sân để tránh làm tổn thương da lòng bàn chân.
- Mặc quần áo mỏng nhẹ: khi da bị cháy nắng, nên lựa chọn những loại quần áo không bám vào bề mặt da. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể vì vậy điều tốt nhất là tạo sự thông thoáng cho làn da hô hấp và phục hồi từ những tổn thương như cháy nắng. Chất liệu từ các loại sợi tự nhiên như cotton là sự lựa chọn tốt trong trường hợp này.
Theo Decaar phương pháp trên chỉ giúp phục hồi da bị cháy nắng ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu da bị cháy nắng sạm đen, chúng ta cần đến gặp bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Vùng da bị tổn thương rộng, đau đớn nhiều
- Đi kèm sốt, đau đầu, lú lẫn, nôn mửa
- Không tự cải thiện sau nhiều ngày
- Xuất hiện các nốt bỏng chứa dịch vàng, là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng
Hình: Bôi kem chống nắng
Thay vì đợi khi làn da bị cháy nắng rồi mới tìm kiếm phương pháp phục hồi, chúng ta nên chủ động hơn trong việc bảo vệ làn da mình. Các triệu chứng của cháy nắng trên da mà bạn thấy được chỉ là những biểu hiện tạm thời, nhưng thiệt hại cho da và DNA là mãi mãi. Chỉ cần 1 lần cháy nắng cũng đủ để lại cho làn da của bạn những tác động tiêu cực khôn lường như: lão hóa sớm, nếp nhăn, sạm nám hay thậm chí là ung thư da. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời thì chúng ta luôn nhớ thực hiện những cách phục hồi da bị cháy nắng ngay lập tức để phòng tránh những hậu quả xấu cho cơ thể. Luôn nhớ chủ động bảo vệ làn da của bạn mỗi khi ra ngoài với những sản phẩm thiết yếu như: kem chống nắng, áo khoác chống nắng và các phụ kiện như nón, kính, găng tay, khẩu trang chống nắng.
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng