#Peel Da Có Phải Tẩy Da Chết Không? Cách Phân Biệt
26/09/2024
Nội dung bài viết:
Phương pháp peel da có thể hiểu đơn giản là quá trình loại bỏ những mảng da dày sừng để tái tạo một làm da mới khỏe mạnh hơn. Trong khi, tẩy da chết cũng có chung mục đích là loại bỏ những tế bào da chết để da mịn màng dễ thẩm thấu các hoạt chất hơn. Nên nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa peel da cũng là tẩy da chết nhưng ở mức độ cao hơn. Vậy peel da có phải tẩy da chết không? Hãy cùng các chuyên gia của Décaar tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Các khái niệm liên quan về peel da và tẩy da chết
Peel da là phương pháp thẩm mỹ ngày càng được các tín đồ làm đẹp ưa chuộng, bởi tính tiện dụng và những công năng đa dạng mà phương pháp này mang lại. Nhưng peel da và tẩy da chết giống nhau như thế nào mà lại bị hiểu nhầm làm giống nhau.
1.1 Peel da là gì?
Thuật ngữ “Peel da” đã không còn quá xa lạ với các tín đồ làm đẹp, với khả năng loại bỏ đi lớp sừng già cỗi, đồng thời kích thích cơ chế tái tạo của cơ thể để giúp hình thành một làn da mới khỏe mạnh hơn. Do được yêu thích bởi khá nhiều người nên peel da đã được phát triển với rất nhiều loại để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của các chị em nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là các hình thức peel hóa học, peel sinh học, peel vi tảo, peel axit hoa quả,...
Mỗi loại peel đều có một đặc trưng riêng nhưng đều sẽ có chung một mục đích là tái tạo làn da, giải quyết các vấn đề như mụn dai dẳng, tăng sắc tố, lão hóa da, da yếu, da nhiễm corticoid,... Việc peel da định kỳ theo phác đồ trị liệu từ chuyên gia có thể giúp chúng ta duy trì một làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước khi tiến hành bất cứ liệu trình peel da nào thì chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia gia liễu.
1.2 Tẩy da chết là gì?
Tẩy da chết là phương pháp loại bỏ các tế bào chết nằm ở lớp ngoài cùng của da. Các tế bào chết này chủ yếu là bã nhờn và bụi bẩn, có thể khiến làn da bị lão hóa. Có 2 hình thức tẩy da chết là:
- Tẩy da chết vật lý: Là cách chăm sóc da tự nhiên, không có sự can thiệp của những sản phẩm có chất hóa học. Thành phần chính trong tẩy da chết vật lý bột ngũ cốc, đường hoặc các hạt thực vật nhỏ và tác động một lực nhẹ nhàng lên da để loại bỏ các tế bào chết, bã nhờn và bụi bẩn trên da là được.
- Tẩy da chết hóa học: Là phương pháp loại bỏ tế bào chết trên da nhờ những sản phẩm có chứa chất hóa học như Salicylic Acid, Glycolic Acid, Lactic Acid và các enzym. Phương pháp này giúp làm sạch da hiệu quả và nhanh chóng.
Tùy mỗi loại da sẽ có cách thức tẩy da chết khác nhau. Với da thường, việc tẩy da chết nên thực hiện 1 - 2 lần/tuần để kích thích chu kỳ tái tạo tế bào da mới diễn ra nhanh hơn, giúp chúng ta có được làn da khỏe mạnh và trắng sáng. Với người sở hữu làn da nhạy cảm thì nên thực hiện tẩy da chết bằng những nguyên liệu tự nhiên và lựa chọn hình thức tẩy da chết vật lý. Nếu có kế hoạch thực hiện peel da cần tránh tẩy da chết trước khi peel 48 giờ để hạn chế làm tổn thương da.
Peel da và tẩy da chết là hai phương pháp khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Nếu như tẩy da chết được xem như việc làm sạch giúp loại bỏ những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, giúp da thông thoáng và giảm nguy cơ gây mụn thì peel da có tác dụng điều trị những vấn đề như mụn, nám và lão hóa da.
2. Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa peel da và tẩy da chết
Peel da và tẩy da chết đều có những điểm giống nhau nhưng trên thực tế hai phương pháp rất khác nhau. Tuy cùng là phương pháp loại bỏ các tế bào da chết nhưng đừng lầm tưởng giữa peel da và tẩy da chết bởi giữa hai phương pháp này có rất nhiều khác biệt, cả về cách thực hiện và hiệu quả.
2.1 Điểm giống nhau
Cả hai phương pháp peel da và tẩy da chết đều hoạt động bằng cách loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da, tăng cường quá trình tái tạo tế bào da mới, cải thiện tình trạng da xỉn màu từ đó giúp da sáng, đều màu và mịn màng hơn.
2.2 Điểm khác biệt
|
Peel da |
Tẩy da chết |
Mục tiêu |
Có tác dụng kích thích nguyên bào sợi làm tăng sinh collagen và elastin để da săn chắc hơn, làm mờ các tổn thương do tăng sắc tố, làm đều màu da, trị mụn, se khít các lỗ chân lông, làm giảm tiết dầu trên da, trẻ hóa da và mờ nếp nhăn. |
Chỉ có tác dụng giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng cường hấp thụ hiệu quả các sản phẩm chăm sóc da. |
Hoạt chất |
Sử dụng các tác nhân acid hữu cơ như Glycolic Acid, Mandelic Acid, Salicylic Acid, Trichloroacetic Acid hoặc các tác nhân vật lý tác động mạnh lên bề mặt da. |
Sử dụng các tác nhân tẩy da chết vật lý dạng hạt hay máy rửa mặt để tạo độ ma sát lên da. Ngoài ra, tẩy da hóa học sử dụng các acid tự nhiên nhưng thường có nồng độ thấp hơn và cho tác dụng nhẹ nhàng hơn so với peel da. |
Mức độ |
Có thể tác động lên cả 3 lớp da (thượng bì, trung bì, hạ bì) tùy theo mức độ peel, hoạt chất peel và thời gian peel. |
Chỉ tác động được ở lớp thượng bì của da, tức là chỉ tác động vào lớp bề mặt da bên ngoài cùng. |
Tần suất |
Thông thường, da cần trung bình từ 7 – 21 ngày để phục hồi lại sau khi áp dụng kỹ thuật thay da sinh học. Đây là khoảng thời gian cần thiết cho quá trình lành thương và tạo thành lớp da mới, trước khi có thể thực hiện đợt peel da tiếp theo. Khoảng thời gian có thể thực hiện peel lặp lại sẽ lâu hơn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại da, tình trạng da, các vấn đề đang tồn tại trên làn da, đặc biệt là độ sâu tổn thương peel thể hiện thông qua tác nhân peel và nồng độ hoạt chất sử dụng. |
Tần suất tẩy da chết phụ thuộc vào từng loại da. Đối với da khô và da nhạy cảm chỉ nên tẩy da chết 1 – 2 lần mỗi tuần và nên tránh tẩy da chết vật lý. Đối với da dầu, dễ nổi mụn hoặc da hỗn hợp có thể tẩy da chết 2 – 3 lần mỗi tuần. |
3. Thực hiện peel da rồi có cần tẩy da chết không?
“Peel da có phải tẩy da chết không?” thì câu trả lời là Không. Sau khi peel da, chúng ta sẽ không cần tẩy da chết. Bởi sau khi peel da, làn da đang trong chu kỳ tái tạo nên không cần tẩy da chết. Nếu tẩy da chết sau khi peel da thì có thể khiến da bị ửng đỏ, kích ứng hoặc bào mòn, gây ảnh hưởng tới quá trình hồi phục da. Ngược lại, trước khi peel da chúng ta nên tẩy da chết để các dưỡng chất có thể thấm sâu vào bên trong da, phát huy tác dụng tốt hơn.
Khi mà da đã phục hồi hoàn toàn, trở lại trạng thái bình thường thì chúng ta nên duy trì thói quen tẩy da chết định kỳ với tần suất 1 - 2 lần/tuần để giữ cho làn da mịn màng, tạo điều kiện để các dưỡng chất thẩm thấu vào da sâu hơn.
Theo Decaar Việt Nam, peel da và tẩy da chết là hai phương pháp làm đẹp hoàn toàn khác nhau. Peel da sẽ giải quyết được nhiều vấn đề hơn do peel có thể giúp tái tạo làn da, hình thành một làn da mới khỏe mạnh còn tẩy da chết chỉ có công dụng làm sạch da, loại bỏ các tế bào chết nằm ở lớp ngoài cùng của da, chủ yếu là bã nhờn và bụi bẩn giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông mà rửa mặt thông thường không làm được. Dù chọn phương pháp nào trong chăm sóc da, luôn nhớ cần tìm hiểu kỹ, chọn sản phẩm an toàn và chế độ chăm sóc da toàn diện với 3 bước cơ bản: làm sạch, cung cấp dưỡng chất và bảo vệ da.
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng