#Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn
17/03/2025
Nội dung bài viết:
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và lành tính, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, da bé có thể bị kích ứng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Vậy nguyên nhân gây mụn sữa là gì và cách xử lý ra sao để chăm sóc da bé an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Décaar tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hình ảnh: Bé bị mụn sữa
1. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng da liễu phổ biến mà em bé thường gặp phải khi được khoảng một tháng tuổi. Loại mụn này không có nhân mụn thường có màu trắng hoặc đỏ với kích thước nhỏ li ti. Mụn sữa chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt ở má, mũi, trán, cằm,... Một số bé cũng có thể bị mụn sữa ở ngực, cổ hoặc những vùng da khác.
Hình ảnh: Mụn sữa ở trẻ sơ sinh
2. Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có tự hết được không?
“Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có hết không?” hẳn đây là điều khiến nhiều mẹ lo lắng khi thấy bé xuất hiện mụn sữa. Thực tế, những nốt mụn sữa này có thể tự biến mất, có bé chỉ mất vài tuần, trong khi một số bé khác cần đến vài tháng để khỏi hẳn, tùy vào cơ địa và cách chăm sóc của mẹ. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng mụn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí lan rộng hoặc có thêm những triệu chứng như sưng đỏ, mưng mủ hoặc khiến bé quấy khóc nhiều, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
3. Cách chăm sóc bé bị mụn sữa
- Sử dụng nguồn nước sạch để tắm cho bé, đồng thời kết hợp với sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất tự nhiên dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Giữ vệ sinh da mặt cho bé bằng cách rửa mặt bằng nước ấm và dùng khăn vải mềm thấm nước ấm lau nhẹ nhàng.
- Đảm bảo da bé luôn khô thoáng, cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh để bé tiết ra nhiều mồ hôi vì khi mồ hôi tiết ra nhiều có thể làm tình trạng mụn nặng hơn.
- Tuyệt đối không chà xát hay nặn mụn sữa, vì điều này có thể khiến da bé bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không tự ý bôi thuốc, kem hay phấn rôm lên vùng da bị mụn, vì có thể gây kích ứng hoặc làm da bé nhạy cảm hơn.
- Mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, tránh thực phẩm cay nóng để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho bé.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế để bé tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc hay không khí ẩm thấp.
- Hạn chế để người khác ôm hôn bé, tránh lây vi khuẩn từ tay, miệng lên làn da nhạy cảm của trẻ.
Hình ảnh: Chăm sóc da em bé bị mụn sữa
4. Điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
4.1 Tắm nước hạt kê, hạt mùi
Nhiều mẹ lựa chọn phương pháp dân gian để trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh, trong đó tắm bằng nước hạt kê là một cách phổ biến. Cách làm này đơn giản nhưng cần chọn loại hạt kê chất lượng, không chứa hóa chất để đảm bảo an toàn cho bé. Phương pháp này giúp làm sạch da, hỗ trợ giảm mụn sữa một cách an toàn và tự nhiên.
Hình ảnh: Tắm nước hạt kê cho bé
4.2 Tắm lá sài đất
Ở nhiều vùng quê, lá sài đất dại được nhiều gia đình sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh, nhờ công dụng giúp làm mát da và hỗ trợ cải thiện mụn sữa. Tuy nhiên, loại lá này tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho sức khỏe của bé. Do sài đất thường mọc ở bờ ruộng rất dễ nhiễm hóa chất độc hại.
4.3 Tắm lá riềng
Bé bị mụn sữa bằng cách nước tắm lá riềng là một phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ truyền tai nhau. Sau khi nấu lá riềng để lấy nước tắm, mẹ có thể dùng lá riềng chà nhẹ nhàng lên da bé, giúp làm sạch lớp lông cáy, đồng thời hỗ trợ làm dịu mụn sữa, mang lại làn da mịn màng cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo chọn lá riềng sạch để tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ.
Hình ảnh: Tắm lá sài đất cho em bé
4.4 Tắm nước lá khổ qua
Lá khổ qua từ lâu đã nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giúp giảm rôm sảy và mẩn ngứa cho trẻ nhỏ. Nhờ đặc tính dịu nhẹ, nước tắm từ lá khổ qua trở thành phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều bậc phụ huynh tin dùng để chăm sóc em bé bị mụn sữa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tối đa, mẹ cần lựa chọn lá sạch, không chứa hóa chất và thực hiện đúng cách
Hình ảnh: Tắm bằng nước lá khổ qua
Hy vọng bài viết trên của Decaar đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Đây là hiện tượng phổ biến và thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì vậy mẹ có thể yên tâm và chỉ cần chăm sóc bé đúng cách để làn da con luôn khỏe mạnh.
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng