#Có Nên Kết Hợp Lăn Kim Và Peel Da? Cần Lưu Ý Gì?
19/09/2024
Nội dung bài viết:
- 1. Lăn kim là gì? Ưu và nhược điểm của lăn kim
- 2. Peel da là gì? Ưu và nhược điểm của peel da
- 3. Nên lăn kim hay peel da?
- 4. Có nên kết hợp lăn kim và peel da trong một liệu trình không?
- 5. Đối tượng nào không nên lăn kim?
- 6. Đối tượng nào không nên Peel da?
- 7. Những lưu ý cần biết trước và sau khi lăn kim
- 8. Những lưu ý cần biết trước và sau khi Peel da
Các phương pháp peel da hay lăn kim đều đã và đang được ưa chuộng trên thị trường làm đẹp. Tuy nhiên mỗi phương pháp này đều có những đặc điểm khác nhau. Vì thế việc lựa chọn phương pháp pháp tốt hơn hay có nên kết hợp lăn kim và peel da? Trong bài viết này, Décaar sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé!
Hình ảnh: Lăn kim hay peel da
1. Lăn kim là gì? Ưu và nhược điểm của lăn kim
Lăn kim là thủ thuật xâm lấn sử dụng kim mỏng, nhỏ để tạo ra những vi tổn thương trên bề mặt da giúp da trở nên săn chắc và trẻ trung hơn.
Ưu điểm
- Thực hiện đơn giản: thực hiện tại các spa, thẩm mỹ viện, hoặc thậm chí có thể làm tại nhà khi sử dụng đúng các thiết bị chuyên dụng.
- Chi phí thấp: so với các phương pháp như phi kim, laser, lăn kim là một lựa chọn điều trị da với chi phí hợp lý hơn.
Hình ảnh: Lăn kim
Nhược điểm
- Gây đau dù lăn kim chỉ tạo ra tổn thương nhỏ trên da, nhưng vẫn có thể gây đau hoặc khó chịu
- Nguy cơ nhiễm trùng: nếu quá trình lăn kim không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến các vi khuẩn có hại có thể dễ dàng xâm nhập gây ra nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.
- Thời gian phục hồi lâu: Mặc dù ít xâm lấn, nhưng da vẫn cần thời gian phục hồi. Trong thời gian này, da có thể đỏ, sưng, và cần được bảo vệ kỹ càng khỏi ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác.
- Có thể gây ra tác dụng phụ: có thể gặp phản ứng dị ứng, mẩn đỏ, hoặc thậm chí tình trạng da tồi tệ hơn.
2. Peel da là gì? Ưu và nhược điểm của peel da
Peel da là phương pháp dùng các hoạt chất có tính axit với nồng độ được kiểm soát để tác động lên bề mặt da một cách nhẹ nhàng, không tổn hại. Từ đó các tế bào sừng, già cỗi, vi khuẩn, bụi bẩn nằm sâu bên dưới lỗ chân lông được loại bỏ. Thuận lợi giúp tăng sinh tế bào mới, thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng. Lớp da cũ bong ra, thay vào đó là lớp da mới mịn màng và sửa chữa hầu hết các vấn đề của làn da.
Hình ảnh: Peel da
Ưu điểm:
- Là hình thức làm đẹp có độ an toàn và ứng dụng cao, được bộ y tế cho phép thực hiện tại các cơ sở y khoa
- Với sự kết hợp của các hoạt chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, Peel có tác dụng điều trị tất cả các loại mụn, ngăn ngừa mụn tái phát, đồng thời tái tạo tế bào da một cách nhanh chóng.
- Nhờ khả năng phá vỡ các tế bào hư tổn bằng cách gây ra các vi tổn thương trên bề mặt da (ở mức độ an toàn), kích thích đẩy nhân mụn, thúc đẩy sản sinh collagen mạnh mẽ từ bên trong.
- Peel da hóa học mang lại hiệu quả nhanh hơn, liệu trình điều trị ngắn hơn.
Nhược điểm:
- Nếu không lựa chọn cơ sở chăm sóc da uy tín sẽ khó mang lại hiệu quả như ý, thậm chí khiến tình trạng da tồi tệ hơn ban đầu.
- Cần lưu ý cách chăm sóc da sau peel vì nó cũng là yếu tố quyết định tới hiệu quả cũng như thời gian điều trị.
- Dễ gây “nghiện” vì peel da mang lại hiệu quả nhanh chóng với chi phí thấp. Vì thế, có rất nhiều trường hợp lạm dụng Peel “vô tội vạ” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da.
3. Nên lăn kim hay peel da?
Cả hai phương pháp lăn kim và peel da đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Là những phương pháp tái tạo da phổ biến hiện nay nhưng việc lựa chọn các phương pháp tái tạo sao cho phù hợp với làn da là việc cần sự thăm khám của các bác sĩ, chuyên gia da liễu, bởi lẽ mỗi tình trạng da là khác nhau. Khi nắm rõ mong muốn và nhu cầu của khách hàng, các chuyên gia có thể tư vấn giải pháp cũng như đưa ra phương pháp phù hợp và an toàn với làn da.
4. Có nên kết hợp lăn kim và peel da trong một liệu trình không?
Có nên kết hợp lăn kim và peel da trong một liệu trình không? Câu trả lời là không. Bởi cả lăn kim và peel da đều tạo nên những tổn thương nhất định khiến da nhạy cảm, mỏng manh hơn. Khi kết hợp 2 phương pháp này tạo ra tác động lớn khiến tình trạng da có thể trở nên xấu đi và ẩn chứa theo đó là nhiều rủi ro và biến chứng khó lường.
5. Đối tượng nào không nên lăn kim?
- Người mắc bệnh chàm, vẩy nến hoặc có tiền sử cục máu đông.
- Người bị mụn trứng cá nặng hoặc mụn cóc
- Người có bệnh hồng ban, chàm
- Phụ nữ mang thai hoặc người vừa điều trị bằng bức xạ da không nên lăn kim.
- Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có hệ miễn dịch yếu cũng nên tránh lăn kim để ngăn ngừa biến chứng...
6. Đối tượng nào không nên Peel da?
- Da đang kích ứng, mất nước nghiêm trọng hoặc đang có vết thương hở.
- Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
- Người đang có bệnh lý tiểu đường, ung thư, rối loạn chức năng gan, thận, suy giảm hệ miễn dịch, bệnh lý về thần kinh, lupus ban đỏ, các bệnh lý về mạch máu.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người mắc các bệnh mãn tính
7. Những lưu ý cần biết trước và sau khi lăn kim
Trước khi lăn kim
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để giảm nguy cơ kích ứng da
- Để tránh làm da trở nên mỏng và nhạy cảm, hãy ngưng sử dụng các sản phẩm chứa retinol, AHA/BHA, vitamin C, hoặc chất tẩy tế bào chết ít nhất 3 – 5 ngày trước khi lăn kim.
- Dưỡng ẩm đầy đủ cho da để để tránh da khô và đau rát.
- Hãy chọn các bệnh viện có khoa Da liễu và Thẩm mỹ Da uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Hình ảnh: Ngưng sử dụng Retinol trước khi lăn kim
Sau khi lăn kim:
- Trong vòng 48 giờ sau khi lăn kim, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Để tránh kích ứng da, hãy ngừng sử dụng các sản phẩm chứa retinol, AHA/BHA, hoặc vitamin C
- Hạn chế chạm tay vào mặt hoặc bóc da để bảo vệ da khỏi nguy cơ nhiễm trùng và sẹo.
- Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng tấy nghiêm trọng, hoặc bất kỳ phản ứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
8. Những lưu ý cần biết trước và sau khi Peel da
Trước khi peel da
- Trước khi peel da khoảng 5-7 ngày, nên ngưng sử dụng các sản phẩm chứa retinol, acid salicylic, các loại thuốc làm mỏng da.
- Cấp đủ ẩm cho da để đạt hiệu quả tốt nhất sau khi peel da.
- Chọn các bệnh viện có khoa da liễu và thẩm mỹ da uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Sau khi peel da
- Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa mặt
- Hạn chế chạm tay vào da sau khi peel vì da rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn và bụi bẩn gây viêm nhiễm.
- Để da tự lột và bong tróc, không dùng tay để cào xước hay lột lớp da, vì có thể để lại sẹo.
- Tăng cường cấp ẩm và phục hồi da Chống nắng kỹ lưỡng với kem chống nắng có SPF từ 30 - 50,
- Tránh trang điểm để da có thời gian nghỉ ngơi và tránh kích ứng.
- Quan sát da nếu bạn thấy dấu hiệu sưng tấy nghiêm trọng, nhiễm trùng, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với chuyên gia
Hình ảnh: Tăng cường chăm sóc da sau peel
Decaar đã giải đáp thắc mắc có nên kết hợp lăn kim và peel da cho các bạn. Hy vọng ở bên trên là những thông tin hữu ích để giúp bạn có lựa chọn tốt nhất để cải thiện làn da của mình.
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng