#Có Nên Peel Da Sau Khi Nặn Mụn Không?
12/03/2024
Nội dung bài viết:
Peel da đang được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi có thể giải quyết được nhiều vấn đề của làn da. Tuy nhiên, không phải tình trạng da nào cũng phù hợp để peel da, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về tình trạng da cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ phương pháp peel nào. Vậy bị mụn có peel da được không? Hãy cùng Decaar Việt Nam tìm hiểu xem có nên peel da sau khi nặn mụn không qua bài viết sau đây nhé!
1. Peel da trị mụn có tốt không? Bị mụn có peel da được không?
Hiện nay có rất nhiều loại peel da như peel hóa học, peel tự nhiên, peel sinh học và peel thực vật. Nhưng phổ biến nhất vẫn là peel hóa học và peel sinh học. Trong đó, peel hóa học là phương pháp trị liệu da dùng các hoạt chất hóa học ở nồng độ cao như Salicylic Acid, Glycolic Acid… tác động lên bề mặt da. Còn Peel da Sinh học thường sử dụng thành phần phổ biến là tảo biển, với khả năng đưa các vi kim xuống sâu các lớp da thực hiện nhiệm vụ tẩy tế bào chết, sửa chữa các vấn đề về mụn, sắc tố,...
Với những làn da bị mụn, việc peel da sẽ giúp làm khô cồi mụn một cách nhanh chóng, tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn và làm sạch lỗ chân lông một cách triệt để giúp giảm hiện tượng tăng sinh bã nhờn, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông – một trong những nguyên nhân gây mụn. Cả 2 phương pháp đều giúp thay mới lớp thượng bì trên da và kích thích sản sinh collagen, elastin để tái tạo da mới.
Hình: Peel da trị mụn
Peel da trị mụn có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn rất nhiều người ngần ngại sử dụng các liệu trình peel da để trị mụn. Peel da trị mụn mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Điều trị được rất nhiều loại mụn: Peel da thường sẽ giúp kháng khuẩn, làm sạch da, kích thích tái tạo tế bào da mới, điều tiết bã nhờn trên da… Nhờ đó phương pháp này có thể điều trị nhiều loại mụn khác nhau và ngăn mụn tái phát hiệu quả. Đồng thời, tế bào da cũng được tái tạo nhanh chóng, trở nên khỏe mạnh, đều màu, giảm tối đa nguy cơ để lại sẹo.
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí điều trị: So với nhiều phương pháp khác, peel da trị mụn thường có lộ trình ngắn nhưng hiệu quả mang lại rất vượt trội. Tùy theo tình trạng mụn và cơ địa, một chu trình peel da thông thường có thể vào khoảng 2-3 lần đối với tình trạng mụn nhẹ hoặc 5-7 lần đối với tình trạng mụn nặng hơn để thấy kết quả.
- Hiệu quả cao: Sau quá trình peel da, nếu chúng ta biết chăm sóc da đúng cách thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao và lâu dài, có thể giải quyết dứt điểm tình trạng mụn.
Trước khi thực hiện bất cứ liệu trình peel nào chúng ta nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia vì để có thể lựa chọn loại peel da còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng da.
Hình: Peel da có rất nhiều tác dụng trong điều trị mụn
2. Có nên peel da sau khi nặn mụn?
Tùy vào tình trạng da, sản phẩm peel và chỉ định của chuyên gia da liễu và bác s mà ta có thể sử dụng sau khi nặn mụn. Hiện nay, đa số Peel da hóa học và sinh học thường an toàn và có thể dùng ngay sau khi nặn mụn, giúp loại bỏ được các ổ viêm trên da. Đồng thời làm sạch sâu cho da giúp cải thiện tình trạng mụn rõ rệt. Liệu trình peel da sau nặn mụn còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo, đồng thời kích thích tuần hoàn máu và bổ sung lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết giúp da căng bóng và có sức sống hơn. Peel sinh học đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi tính an toàn cao và ít rùi ro.
Khi lựa chọn peel sinh học cho da sau khi nặn mụn thì chúng ta nên chọn loại vi kim tảo biển. Do liệu pháp này có thể giúp đưa dưỡng chất vào sâu hơn, rút ngắn thời gian tái tạo da. Sau khi peel có thể xuất hiện tình trạng bong da từ 3- 5 ngày, sau đó, da sẽ khỏe khoắn, đều màu, trắng sáng và căng bóng hơn. Kể cả peel hóa học hay sinh học thì chúng ta nên tập trung vào việc nuôi dưỡng và phục hồi làn da.
VIệc lựa chọn sản phẩm peel da sau khi nặn mụn cũng rất quan trọng, bạn nên chọn sản phẩm đến từ những thương hiệu lớn. Bạn có thể tham khảo liệu trình vi tảo đến từ Decaar - thương hiệu dược mỹ phẩm cao cấp thế hệ mới đến từ Đảo Síp. Vi kim tảo sống của Décaar nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ của khách hàng đã sử dụng do có thể giải quyết được 70% tình trạng da chỉ sau một liệu trình và cực kỳ an toàn cho da sau nặn mụn. Với chi phí thực hiện và kết quả nhận được thì việc bỏ tiền để sử dụng liệu trình này cực kỳ xứng đáng.
Hình: Sau khi peel da thì không nên nặn mụn
3. Những trường hợp bị mụn có thể peel da
Peel da có thể áp dụng như phương pháp trị mụn rất tốt vì khi dưỡng chất thẩm thấu lên da sẽ tác động lên lớp thượng bì và nhú bì, có tác dụng đẩy nhân mụn ẩn lên, làm khô các cồi mụn giúp quá trình điều trị mụn diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng có thực hiện được. Dưới đây là những loại mụn mà bạn có thể sử dụng phương pháp peel da:
- Mụn cám: thường xuất hiện khi bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ ở lỗ chân lông gây tắc nghẽn. Khi peel da ở nồng độ thấp có thể cải thiện tình trạng mụn này.
- Mụn ẩn: nằm sâu trong da, không thấy đầu mụn, khó điều trị và thường tái phát nhiều lần. Loại mụn này có thể áp dụng peel da trung bình để có thể tác động sâu vào lớp hạ bì, làm thông thoáng lỗ chân lông để đẩy nhân mụn ra ngoài.
- Mụn đầu đen: là một dạng mụn do tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Mụn đầu đen được coi là giai đoạn đầu của mụn trứng cá, thường cứng đầu và khó loại bỏ. Lúc này peel da từ nhẹ đến trung bình rất tốt để loại bỏ loại mụn này.
- Mụn đầu trắng: Quá trình hình thành mụn đầu trắng cũng giống như mụn đầu đen. Tuy nhiên, chúng nằm trong lỗ chân lông kín. Bạn cũng có thể thực hiện peel da nông hoặc trung bình để làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ mụn đầu trắng.
- Mụn mủ: Loại mụn này chứa một lượng lớn mủ trắng hoặc vàng, sưng tấy và dễ vỡ. Thường để lại sẹo lõm khi peel da khiến mủ lan rộng và da bị nhiễm trùng, viêm nặng hơn.
- Mụn bọc: Mụn bọc, mụn nang tạo thành một ổ nằm sâu dưới da, chứa đầy mủ và gây đau nhức. Mụn nang có thể lây lan sang các vùng da khác, tạo thành một loạt các nốt mụn sưng tấy sâu dưới da gây viêm nhiễm. Do đó nếu thực hiện peel da có thể khiến túi mụn vỡ ra, bị nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác.
Hình: Peel da trị mụn có thể áp dụng được cho rất nhiều loại mụn
Mặc dù, phương pháp peel dùng được trên nhiều nên da mụn nhưng vẫn có một số trường mụn không nên peel, điển hình như việc mụn bọc, mụn nang quá nhiều (trên 5 nốt) và sưng to, thì nên ưu tiên các giải pháp kháng viêm như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi da lành thì nên thực hiện peel để tăng sinh tái tạo hạn chế sẹo
4. Các rủi ro có thể gặp nếu peel da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn làn da có thể bị tổn thương. Trong một số trường hợp, da quá nhạy cảm hay bị kích ứng nặng thì không nên peel da. Việc peel da sau khi nặn mụn khiến da không chịu được sự mài mòn axit và các vết thương hở sẽ có cảm giác đau rát khi tiếp xúc với dung dịch peel da.
- Bỏng da: Sau khi nặn mụn, da có thể bị yếu đi nên nếu sử dụng hoạt chất peel da ở nồng độ quá cao có thể khiến da bị bỏng. Trong trường hợp bị nhẹ thì có thể gây bong tróc da, còn trong trường hợp nặng hơn có thể khiến da mất đi lớp lipid bảo vệ tự nhiên, xuất hiện các nốt mụn nước, phồng rộp trên da. Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây nên tổn thương và dần phá huỷ cấu trúc da.
Hình: Bỏng da sau khi peel
- Nổi nhiều mụn hơn: Việc peel da sau nặn mụn sẽ khiến da bị yếu đi và mất dần độ ẩm tự nhiên. Da khô hơn khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn nên có thể làm bít tắc lỗ chân lông, gây mụn. Vậy nên, nếu peel da không đúng cách và đúng thời điểm có thể khiến tình trạng mụn trên da trở nên trầm trọng hơn.
Hình: Da nổi nhiều mụn hơn sau khi peel không đúng cách
- Nhiễm trùng da: Peel da sẽ khiến làn da bị bào mòn nhiều hơn, thành mạch máu ngoại vi yếu và dễ vỡ khiến da nhạy cảm, dễ xuất huyết dưới da, khả năng miễn dịch tự nhiên yếu, mất khả năng bảo vệ nên có thể gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc lâu với môi trường bụi bẩn và ô nhiễm. Việc khôi phục trạng thái bình thường rất khó và mất nhiều thời gian.
Hình: Peel da không đúng cách sẽ khiến da bị nhiễm trùng
Không phải loại peel nào cũng gây kích ứng cho da sau khi nặn mụn. Để tránh gặp phải các rủi ro do peel da gây ra, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về làn da của mình và hỏi ý kiến của chuyên viên, bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này. Thời điểm vàng để thực hiện peel da là khi làn da đang khỏe mạnh và cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Da không có quá nhiều mụn viêm, không có vết thương hở, không bị nhiễm trùng.
- Da không bị kích ứng và không dị ứng với bất kỳ sản phẩm hay yếu tố khác.
- Da không bị quá nhạy cảm với các tác động bên ngoài như bụi bẩn, ô nhiễm hay do chính mỹ phẩm đang sử dụng.
- Da được chăm sóc khoa học với các bước dưỡng da cơ bản từ trong ít nhất 6 tháng.
- Da chưa từng tiếp xúc với các sản phẩm dễ bị kích ứng như kem trộn, rượu thuốc,...
- Da đang không điều trị bằng laser, PRP, lăn kim,...
Theo Decaar, có nên peel da sau khi nặn mụn không thì còn cần dựa vào tình trạng da và sản phẩm peel. Nhưng da mụn thì vẫn có thể peel bình thường và nên peel để giảm tình trạng mụn. Trong quá trình peel da cần sử dụng các hoạt chất ở nồng độ cao nên không được tùy tiện sử dụng tại nhà mà cần thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo da có thể thực hiện peel. Đặc biệt, chúng ta cần chọn những cơ sở uy tín, kỹ thuật viên có kiến thức và tay nghề cao để đảm bảo độ an toàn, cho hiệu quả cao và tránh biến chứng.
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng