#Cách Trị Mụn Đỏ 2 Bên Má Cho Da Dầu Đơn Giản, Hiệu Quả
26/08/2024
Nội dung bài viết:
Mụn đỏ hai bên má luôn khiến bạn trẻ thiếu tự tin, kể cả nam và nữ. Nhiều trường hợp còn gây ngứa ngáy, đau đớn, kéo dài cho người bệnh. Nhiều người vẫn chưa biết cách trị mụn và lo lắng mụn đỏ sẽ để lại sẹo trên gương mặt. Hãy cùng Décaar Việt Nam tìm hiểu về cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu hiệu quả nhanh chóng mà không để lại sẹo qua bài viết sau nhé!
1. Nguyên nhân hình thành mụn đỏ 2 bên má
Mụn ở má xuất hiện do bã nhờn thừa bít tắc trong nang lông, cho phép vi khuẩn gây mụn sinh sôi nảy nở hơn bình thường và gây nên phản ứng viêm da, từ đó hình thành những dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn mủ, mụn nang nốt và cục. Để tìm được cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu thì chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn trên má. Theo các chuyên gia của Décaar, sau đây là 7 nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trên má.
- Dị ứng mỹ phẩm hoặc thời tiết: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da và chứa thành phần tẩy rửa quá mạnh có thể làm da mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị mụn đỏ. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể khiến da không kịp thích nghi và hình thành mụn dị ứng, mụn đỏ 2 bên má.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng kéo dài có thể tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá trên da. Khi chúng ta trải qua căng thẳng liên tục, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, làm cho tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn. Điều này dẫn đến khả năng mụn đỏ 2 bên má phát triển dễ dàng và nặng hơn.
- Môi trường sống không sạch sẽ: Đối với vùng má, mụn có thể khởi phát bởi việc thường xuyên sờ tay lên mặt, dùng điện thoại tiếp xúc với má, không thay vỏ gối thường xuyên hay gần đây hơn nữa là việc đeo khẩu trang trong thời gian dài. Những thói quen xấu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes phát triển.
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây mụn trên khuôn mặt. Mụn nội tiết và mụn đỏ do rối loạn nội tiết thường phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Vị trí mụn không chỉ xuất hiện trên má mà còn trên cằm, trán, mũi, lưng và các vùng khác trên cơ thể.
- Sừng hóa cổ nang lông: Sừng hóa cổ nang lông là tình trạng khi da xuất hiện các tổn thương trên phần trên của nang lông (còn được gọi là cổ nang lông). Điều này có thể làm da trở nên khô và sần khi chạm vào. Vị trí thường gặp của sừng hóa cổ nang lông là ở hai bên má, cánh tay trên và đùi.
- Da tăng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông: Tăng tiết chất bã và bít tắc lỗ chân lông cũng là nguyên nhân phổ biến gây mụn đỏ ở hai bên má. Khi tuyến bã nhờn tiết nhiều (đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì), da mặt sẽ có nhiều dầu thừa, tích tụ sâu trong lỗ chân lông, gây bít tắc. Bụi bẩn và tế bào chết cũng đóng góp vào việc tắc lỗ chân lông, gây mụn đỏ, mụn ẩn, mụn li ti ở vị trí này.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Vệ sinh da mặt không đúng cách có thể góp phần vào việc gây tổn thương da, không loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm và tế bào chết, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của mụn đỏ. Sử dụng sản phẩm rửa mặt không phù hợp với loại da cũng có thể làm tình trạng mụn đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Cách trị mụn đỏ 2 bên má cấp tốc, hiệu quả, tránh thâm sẹo theo trình tự các bước
Mụn đỏ hai bên má khiến da không đều màu, ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ. Cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu đúng cách theo các chuyên gia của Décaar thì chúng ta cần thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1. Tẩy trang sạch sẽ
Trong những cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu, tẩy trang là bước rất quan trọng và cần thiết. Tẩy trang sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ đi những bụi bẩn, bã nhờn và cả lớp trang điểm để thông thoáng lỗ chân lông. Kể cả khi không trang điểm, không sử dụng kem chống nắng hoặc kem dưỡng ẩm thì chúng ta cũng nên làm sạch lại da bằng bằng nước tẩy trang. Sau bước này, da dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất của các sản phẩm chăm sóc da ở các bước tiếp theo. Mụn đỏ ở 2 bên má sẽ khiến da trở nên nhạy cảm nếu chúng ta chọn sản phẩm tẩy trang không phù hợp sẽ làm cho tình trạng da bị tổn thương hơn. Nên chọn những loại tẩy trang gốc nước, dịu nhẹ và vẫn giữ được độ ẩm cho làn da.
Bước 2. Rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt lành tính, phù hợp
Sau bước tẩy trang, cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu tiếp theo cần là làm sạch da lần 2 với sữa rửa mặt. Rửa mặt đúng cách sẽ giúp bạn tiêu diệt được những vi khuẩn gây viêm nhiễm da, gây nổi mụn và nhanh chóng loại bỏ được chất bã nhờn, bụi bẩn trên da. Thực hiện tới bước này là bạn đã đáp ứng được 2/3 mục tiêu trong điều trị mụn đỏ ở 2 bên má. Đối với những làn da nhạy cảm như da bị mụn đỏ 2 bên má, việc chọn sữa rửa mặt phù hợp là rất cần thiết. Đối với làn da có mụn đỏ ở má, chúng ta nên chọn những sản phẩm có tính axit nhẹ, độ pH dao động khoảng 5.5, dạng gel, ít tạo bọt để tránh làm khô da.
Bước 3. Sử dụng các sản phẩm trị mụn chuyên sâu để trị mụn đỏ 2 bên má
Cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu tối ưu và dứt điểm, chúng ta nên kết hợp với các sản phẩm bôi ngoài da hoặc sử dụng thêm thuốc uống hỗ trợ, đồng thời, chúng ta nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn thuốc uống kháng sinh phù hợp để không có những tác dụng phụ.
Việc điều trị mụn cần thời gian dài và sự kiên trì, chúng ta không nên quá nóng vội mà bôi nhiều sản phẩm lên da cùng lúc vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Sau đây là các hoạt chất điều trị mụn đỏ 2 bên má chuyên sâu được các chuyên gia khuyên dùng:
- Bakuchiol: Trong thời gian gần đây, Bakuchiol đang là tâm điểm chú ý trong cộng đồng skincare với mệnh danh là "Retinol tự nhiên". Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy tính ứng dụng và nhiều lợi ích tuyệt vời của Bakuchiol trong quá trình chăm sóc da toàn diện. Điển hình là những tác dụng nổi bật của một chất chống oxy hóa tự nhiên vô cùng mạnh mẽ.
- Benzoyl Peroxide: Hoạt chất này thường có trong các loại kem bôi da, sữa rửa mặt có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes gây nên mụn đỏ 2 bên má và những loại mụn khác. Khi sử dụng nên bắt đầu với liều lượng ít và nồng độ nhẹ nhàng từ 2.5 đến 10% để hạn chế những tác dụng phụ như khô da. Nên sử dụng sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide vào buổi tối để da không kích ứng với ánh nắng mặt trời.
- Acid Azelaic: Đây là dạng kem bôi, thuốc ngoài da có tác dụng tiêu nhân mụn, hạn chế hình thành nhân mụn và vi khuẩn. Lúc mới sử dụng sẽ có cảm giác ngứa nhẹ và hơi rát. Cho nên chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải để da không bị tổn thương nặng. Bạn có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm chứa Acid Azelaic như lúa mì, lúa mạch trong bữa ăn hằng ngày.
- Sulfur: Sulfur hay còn gọi là lưu huỳnh, là một hoạt chất điều trị mụn trứng cá cho tác dụng tại chỗ. Sulfur có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp ức chế sự phát triển của P. acnes, một loại vi khuẩn gây ra mụn viêm. Ngoài ra, sulfur có tác dụng tiêu sừng, nghĩa là nó giúp loại bỏ các tế bào da chết và làm thông thoáng lỗ chân lông. Điều này có thể làm giảm sự hình thành mụn trứng cá do nang lông bị tắc và ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương do mụn mới. Hiệu quả của sulfur trong điều trị mụn trứng cá có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Sulfur thường được sử dụng kết hợp với các thành phần trị mụn khác phổ biến trên thị trường, chẳng hạn như resorcinol, benzoyl peroxide, natri sulfacetamid hoặc acid salicylic để có tác động hiệu quả hơn
- Salicylic Acid: Salicylic Acid là thành phần phổ biến trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da bởi nó đem lại hiệu quả nhanh chóng và đáng kể. Salicylic acid hay còn được gọi là Beta Hydroxy Acid (BHA) là một acid vô cơ gốc dầu, có nguồn gốc từ vỏ cây liễu. Salicylic Acid có nhiều tác dụng đối với làn da, trong đó 4 tác dụng điển hình là: tẩy tế bào chết, điều trị mụn, giúp thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn. Salicylic acid có khả năng thấm sâu vào lỗ chân lông có chứa bã nhờn, phá vỡ các tế bào chết bị dính vào nhau từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn. Ngoài ra, salicylic acid còn có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Bước 4. Dùng các sản phẩm hỗ trợ dưỡng ẩm, phục hồi da
Bổ sung độ ẩm cho làn da chính là cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu. Da dầu luôn cần được cấp ẩm đầy đủ để hạn chế tuyến dầu hoạt động quá mức. Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có những tinh chất dưỡng da, tái tạo làn da bị tổn thương sẽ giúp da được căng bóng, mịn màng hơn. Thoa kem dưỡng ẩm cho da sẽ giúp da có độ ẩm phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình lành mụn, tái tạo làn da mới, trị sẹo mụn sau treatment. Và do một vài hoạt chất điều trị mụn sẽ khiến da bị khô, ngứa rát nhẹ nên khi sử dụng kem bôi dưỡng ẩm sẽ hạn chế được tình trạng này, giúp da cân bằng lại.
3. Mụn đỏ 2 bên má có tự hết không? Có nên nặn không?
Mụn đỏ 2 bên má thường rất khó chịu, ngứa ngáy và khiến nhiều người luôn muốn gãi hoặc nặn mụn. Nhiều người cho rằng chỉ cần nặn hết nhân mụn thì đó là cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu hiệu quả nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm vì nếu nặn mụn không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Mụn đỏ 2 bên má rất khó tự hết, nó chỉ có thể tự giảm nhẹ mức độ mụn viêm chứ không khỏi hẳn. Vì thế, chúng ta cần áp dụng cách trị mụn đỏ 2 bên má mà các chuyên gia Decaar Việt Nam đã gợi ý phía trên để điều trị mụn nhanh và dứt điểm.
Vừa rồi là những cách trị mụn đỏ 2 bên má cho da dầu nhanh chóng và dứt điểm dành. Nếu muốn làn da hết mụn, mịn màng hơn, chúng ta cần có cách điều trị đúng đắn, sử dụng sản phẩm phù hợp và cách skincare cho da dầu mụn đúng chuẩn.
Tin nổi bật
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký hợp tác kinh doanh
Vui lòng Đăng ký để nhận thông tin Chính sách bán hàng